Tại sao cần tối ưu website?

Một website nhanh sẽ có trải nghiệm và tối ưu mọi chi phí khi tối ưu SEO và chạy quảng cáo hơn, bởi vì khả năng giữ chân khách hàng tại website cao hơn. Theo Google, nếu website của bạn chậm hơn 3 giây, khách hàng có thể từ bỏ website của bạn. Bởi vậy, dù việc tìm kiếm khách hàng là mục tiêu ban đầu để khách hàng truy cập website, thì điều quan trọng kế tiếp chính là làm sao xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng liên tục và hấp dẫn.

Tại Netbase Solutions, chúng tôi liên tục cập nhật các phương thức kĩ thuật để tối ưu website về nhiều chỉ số, bao gồm:
  • Chỉ số onpage SEO
  • Chỉ số trải nghiệm người dùng qua công cụ Google Lighthouse.
  • Chỉ số tối ưu tốc độ do WebPageTest cung cấp.

Tư vấn khắc phục tốc độ website

Với dịch vụ tối ưu website, chúng tôi xây dựng sự khác biệt bằng cách thực hiện các bài kiểm tra toàn diện về website. Sau đó, dựa trên đánh giá này, chúng tôi sẽ đưa ra hướng xử lý phù hợp. Dưới đây là hai lựa chọn chúng tôi sẽ đề xuất tới khách hàng.

Tối ưu website theo hiện trạng

Chi phí dự kiến: 1-3 triệu

Tình huống này phù hợp với các website đã có code được viết theo đúng tiêu chuẩn (clean code), cách thức lập trình phù hợp với các quy tắc chung (code standards) và chỉ cần tối ưu thêm về tốc độ tải trang và trải nghiệm với người dùng.
Yêu cầu tư vấn arrow right

Nâng cấp website

Chi phí dự kiến: 3-7 triệu

Gói nâng cấp website này bao gồm tối ưu cả về source code, thay thế các thành phần code không đáng tin cậy hoặc không theo quy tắc cơ bản, xây dựng tính module cho các cấu trúc. Gói nâng cấp này phù hợp với các website có cấu trúc nhỏ hoặc ít sản phẩm.
Yêu cầu tư vấn arrow right

Chuyển đổi sang hệ thống mới

Chi phí dự kiến: 10-15 triệu

Khi chúng tôi nhận định hệ thống website hiện tai không thể đáp ứng mong muốn tối ưu tốc độ website, đây là đề nghị chúng tôi đưa ra. Hệ thống nền tảng do chúng tôi triển khai (tới nay là phiên bản v5.x) là những sự thay đổi quan trọng được đúc kết từ nhiều năm kinh nghiệm với các công ty agency nước ngoài, bao gồm các tiêu chí:

  • Mức độ tái sử dụng cao
  • Khả năng tùy biến linh hoạt, có đáp ứng tùy biến theo yêu cầu riêng
  • Tương thích với các hệ thống caching phổ biến
  • Có khả năng mở rộng để phục vụ nhu cầu triển khai marketing hoặc CSKH nâng cao Có dịch vụ bảo trì đi kèm

Các khách hàng của chúng tôi khi sử dụng hệ thống này thì hầu hết đều duy trì và mong muốn có thêm nhiều bản cập nhật website.

Yêu cầu tư vấn arrow right

Các câu hỏi thường gặp

Chúng tôi làm hợp đồng đầy đủ và xuất hóa đơn tài chính cho tất cả khách hàng. Lưu ý dịch vụ tối ưu website bao gồm cả 10% VAT.
Dịch vụ sẽ được tiến hành trong vòng 2 ngày sau khi nhận 100% thanh toán của gói dịch vụ. Thời gian triển khai trong vòng tối đa 7 ngày.

Dịch vụ tối ưu website có áp dụng hoàn tiền trong các trường hợp:

  • Chúng tôi không thể tiến hành dịch vụ do thiếu thông tin cung cấp từ khách hàng, bao gồm thông tin đăng nhập quản trị website, thông tin nhà cung cấp hosting.
  • Chúng tôi không thể hoàn thành dịch vụ trong vòng 10 ngày (áp dụng với gói 1 và gói 2) hoặc quá 15 ngày (với gói 3).
  • Các thông số cam kết của gói dịch vụ không đạt, bao gồm các chỉ số ở thời điểm xác nhận nghiệm thu.

Dịch vụ không áp dụng chính sách hoàn tiền nếu:

  • Chỉ số thay đổi sau thời gian nghiệm thu (Kết quả này có thể do bản cập nhật phương thức tính toán từ bên thứ ba).
  • Nội dung phát triển thêm nằm ngoài phạm vi hỗ trợ, ví dụ tạo thêm trang mới phát sinh sau thời điểm chúng tôi bắt đầu tiến hành công việc tối ưu website.

Xem chính sách hoàn tiền tại đây.

Trước khi Core Web Vitals ra đời, đây là danh sách công việc tối ưu website của một webmaster thường cần làm sau khi website lên:

  1. Nén Gzip trên hosting hoặc máy chủ
  2. Tối ưu hình ảnh
  3. Tối ưu và nén CSS và Javascript
  4. Tối ưu icon và font chữ
  5. Nén HTML
  6. Giảm số lượt request và redirections
  7. Sử dụng CDN
  8. Sử dụng công nghệ cache

Tuy vậy, sau khi Google công bố Core Web Vitals, những công việc ở trên dường như không hiệu quả nữa. Thực tế, trải nghiệm người dùng về web không chỉ là nhanh về tốc độ, mà còn bị ảnh hưởng khá lớn khi website hiển thị trong khung màn hình đầu tiên. Điều này đòi hỏi cần có cách thức giải quyết riêng biệt với từng website, từng framework, chứ không giống như suy nghĩ đơn giản “Cứ cài plugin cache lên là xong”. Ngoài ra, kể cả khi cài một plugin lên, các cấu hình khác nhau giữa từng nhà cung cấp hosting (về web server, extension cache,…) cũng khiến mọi thứ hoạt động không giống như kì vọng.

Có 6 chỉ số bạn cần cải thiện để có tốc độ website nhanh, bao gồm:

First Contentful Paint

Thời gian người dùng nhìn thấy điều gì đó đầu tiên (như ảnh nền, hình ảnh, chữ,…) thay vì trang trắng

Time to Interactive

Thời gian người dùng có thể tương tác với các đối tượng trên website (như click vào menu mobile, mở popup bằng nút bấm…)

Speed Index

Thời gian người dùng nhìn thấy nội dung chính (trên màn hình đầu tiên khi chưa kéo xuống) được thể hiện trên website.

Total Blocking Time

Tổng số thời gian giữa First Contentful Paint và Time to Interactive, thường được hiệu là các hoạt động Javascript kéo dài hơn 50ms gây ảnh hưởng tới độ trễ tương tác của người dùng.

Largest Contentful Paint

Thời gian tới khi đối tượng chữ hoặc ảnh lớn nhất trong khung hình đầu tiên tải xong

Cumulative Layout Shift

Chỉ số này không về thời gian như các chỉ số trên, mà là kết quả của các đối tượng trong suốt quá trình tải xuống trên web có bị thay đổi kích thước hoặc bị giật trên màn hình không.

Để kiểm tra các chỉ số này, các công cụ phù hợp không chỉ là Google PageSpeed Insights, mà có thể tham khảo thêm GTMetrixWebPageTest và Google TestMySite.
Chat hoặc gọi
Chúng tôi luôn ở đây khi bạn cần hỗ trợ!